Đòi nợ không đúng cách, từ chủ nợ biến thành tội phạm

Trong thời gian qua, xảy ra không ít trường hợp chủ nợ vướng vào vòng lao lý vì đòi nợ không đúng cách khiến chủ nợ trở thành tội phạm còn con nợ trở thành bị hại trong các vụ án. Trên thực tế, mối quan hệ “chủ nợ - con nợ” hình thành từ giao dịch dân sự làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Do vậy, việc truy đòi lại nợ vốn dĩ là tài sản của mình là quyền hợp pháp của chủ nợ, tuy nhiên do thực hiện sai cách, dùng đủ mọi cách để đòi lại tiền mà dẫn đến một số trường hợp coi thường pháp luật, nhận thức không đúng, đủ về mức độ nguy hiểm từ hành vi của mình tác động lên xã hội mà phải gánh chịu hậu quả không đáng có. Vậy hãy cùng Công ty Hoàng Long tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây:

1. Quyền và nghĩa vụ của người đi vay và người cho vay trong quan hệ vay tài sản là gì?

Quan hệ vay tài sản là quan hệ dân sự hợp pháp được pháp luật thừa nhận, được điều chỉnh bởi các quy định về hợp đồng vay tài sản trong Bộ luật Dân sự 2015. Việc vay mượn có thể được các bên lập thành văn bản hoặc thông qua lời nói, hành vi cụ thể được quy định Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 về hình thức hợp đồng.

Theo đó quy định tại Khoản 1, 3 Điều 465 Bộ luật Dân sự 2015, vào thời gian và địa điểm mà các bên đã thỏa thuận, bên cho vay có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vay đầy đủ về số lượng và chất lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận, người cho vay không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật Dân sự 2015 hoặc luật khác có liên quan quy định khác. Đồng thời, người cho vay có quyền truy thu nợ nếu bên vay quá hạn trả nợ.

Căn cứ theo Khoản 1, 3, 4 và 5 Điều 466 quy định về các nghĩa vụ cơ bản của bên vay là phải trả đủ tiền khi đến hạn cùng một số quy định về địa điểm hay cách tính lãitrên nợ gốc và lãi chậm trả trong trường hợp đến hạn mà bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ.

Trường hợp khi đã giao kết hợp đồng mà một trong các bên vi phạm nghĩa vụ như trường hợp người vay tiền tiền cố tình trốn tránh, chây ì, chậm trế trả nợ dẫn đến phát sinh tranh chấp, thì các bên có thể thương lượng, hòa giải hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân có theo thủ tục tố tụng dân sự, các bên sẽ xuất trình các tài liệu chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình. Phán quyết của Tòa án sẽ là phán quyết có hiệu lực thi hành đối với các bên. Trong trường hợp người vay tiền có hành vi gian dối ngay từ khi thực hiện giao dịch hoặc có hành vi tẩu tán tài sản, bỏ trốn... nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng khoản tiền vay vào mục đích bất hợp pháp, dẫn đến không có khả năng chi trả thì hành vi đó có dấu hiệu phạm tội (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản). Khi đó, người cho vay tiền cần làm đơn tố giác gửi cơ quan điều tra, đề nghị tiến hành điều tra, nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Đây mới chính là cách đòi nợ hợp pháp mà các bên trong quan hệ vay tài sản cần nắm rõ.

2. Các trường hợp đòi nợ không đúng cách

a, Có hành vi “Cưỡng đoạt tài sản” hoặc “ Cướp tài sản”

Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự liên quan đến hành vi đòi nợ trái pháp luật cho thấy, nếu bên cho vay đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người vay nhắm chiếm đoạt tài sản thì hành vi này có dấu hiệu của tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015. Bên cạnh đó, nếu bên cho vay dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người vay lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thì hành vi này thường có dấu hiệu vi phạm tội “Cướp tài sản” được quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015. Đối với hai tội danh này, chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong cách hành vi nêu trên mà không đòi hỏi phải chiếm đoạt được tài sản thì tội phạm được xem là đã hoàn thành.

b, Sử dụng vũ lực

Trong trường hợp này, nếu chủ nợ dùng vũ lực nhằm khiến cho con nợ phải trả tiền dẫn đến con nợ chịu thương tích trên 11% thì được coi là có dấu hiệu phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Ngoài ra, nếu hành vi của chủ nợ nhằm cố ý tác động vào vụng trọng yếu của nạn nhân thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

c, Bắt, giữ người trái pháp luật

Hiện nay, có không ít các trường hợp chủ nợ bắt, giữ, “giam lỏng”con nợ hoặc người thân con nợ nhằm ép buộc họ phải trả nợ. Đặc biêt, một số chủ nợ còn có hành vi đe dọa, chửi rửa, đánh đập, … Căn cứ theo Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 , người chủ nợ có dấu hiệu vi phạm hình sự với tội danh bắt giữ người trái pháp luật.

d, Khủng bố tinh thần con nợ

Trên thực tế, nhiều chủ nợ vì tâm lý giận dữ, quá nóng lòng thu hồi nợ nên đã sử dụng những biện pháp tiêu cực. Điển hình, các chủ nợ tự mình hoặc thuê người khác sử dụng vũ lực để đòi nợ; tạt sơn, chất thải vào nhà con nợ, đập phá tài sản của con nợ để gây áp lực; tự ý lấy tài sản của con nợ để cấn trừ nợ; bắt; đưa ảnh và thông tin của con nợ lên các nền tảng mạng xã hội, ghép, tung ảnh nhạy cảm của họ nhằm gây áp lực để họ trả nợ… Những biện pháp tiêu cực này đã trực tiếp xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của con nợ - là đối tượng được pháp luật bảo vệ. Những hành vi nêu trên đều là những hành vi trái pháp luật. Theo đó, chủ nợ có thể trở thành bị cáo với các tội danh như Tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự), Tội đe dọa giết người (Điều 133 Bộ luật Hình sự), Tội vu khống (Điều 156 Bộ luật Hình sự)...

e, Đòi nợ không đúng thời hạn và vượt quá số lần cho phép

Thật vậy, con nợ chỉ được đòi nợ trong khung giờ quy định với số lần bị giới hạn. Theo đó, điểm đ Điều 7 Thông tư 43/2016/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN quy định "biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ".

Dịch vụ của Công ty Hoàng Long về tư vấn đòi nợ đúng pháp luật

- Tư vấn khởi kiện thu hồi nợ

- Tư vấn thu hồi nợ khi bên vay không có khả năng trả nợ

- Dịch vụ pháp lý khởi kiện đòi nợ

Trên đây là một số thông tin về một số trường hợp đòi nợ không đúng cách nhìn nhận từ hoạt động của Công ty chúng tôi. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc về quy định pháp luật, chúng tôi cam kết đồng hành, cung cấp những dịch vụ tốt nhất trong quá trình thu hồi nợ, giúp bạn giảm thiểu rủi ro pháp lý không đáng có.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Hoàng Long hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Lê Hồng Anh/243; Ngày viết: 14/8/2023)

Để được hỗ trợ chi tiết vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI TÁC TÀI SẢN HOÀNG LONG

Địa chỉ: F1/1Q, Đường số 1, KDC Đồng Danh, Xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

ĐT: 0934.193.113; Email: [email protected]

Website: luatso3.com