Làm sao để đòi nợ khi dịch vụ đòi nợ thuê bị cấm?

Hiện nay do nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc kinh doanh núp bóng trong đó là dịch vụ đòi nợ khiến cho nhiều gia đình tan nát vì hoạt động cho vay nặng lãi cưỡng đoạt tài sản làm ảnh hưởng đến nhiều gia đình. Ngoài ra còn ảnh hưởng xấu tới xã hội, do đó sự ra đời của Luật Đầu tư 2020 đã chính thức chấm dứt dịch vụ đòi nợ thuê, và bị cấm từ ngày 01/01/2021. Vậy thì làm thế nào để đòi được khoản tiền còn nợ, công ty Hoàng Long sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên thông qua bài viết này.

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Đầu tư 2020;

- Nghị định 98/2020/ NĐ-CP;

- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

- Bộ luật Dân sự 2015;

- Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

2. Dịch vụ đòi nợ thuê chính thc bị cấm

Đòi nợ thuê là một ngành nghề dịch vụ đòi nợ, là việc những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đòi nợ thuê thực hiện một hành vi đòi nợ khách nợ theo yêu cầu của người yêu cầu.

Trước ngày 01/01/2021 thì đòi nợ thuê là một trong các ngành, nghề kinh doanh được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, kể từ khi Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, thì ngành nghề này thuộc ngành nghề bị cấm kinh doanh theo Luật Đầu tư 2020. Ngoài ra tại khoản 5 Điều 77 Luật Đầu tư năm 2020 cũng có quy định như sau: “Hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành; các bên tham gia hợp đồng được thực hiện các hoạt động để thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Vậy nên dịch vụ đòi nợ thuê chính thức bị “khai tử”, các Hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ thuê được ký trước khi luật có hiệu lực sẽ phải thanh lý, các doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh ngành nghề này phải giải thể hoặc chuyển đổi sang ngành nghề kinh doanh khác.

3. Mức xử phạt đối với hành vi hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê.

Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì nếu kinh doanh dịch vụ thuộc ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh thì sẽ bị xử phạt theo điều 7 nghị định này, cụ thể như sau:

Điều 7. Hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”

Vậy nên, từ ngày 01/01/2021, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục kinh doanh trái phép dịch vụ đòi nợ thì có thể bị phạt lên đến 160 triệu đồng, ngoài ra còn phải nộp lại số lợi nhuận mà do hành vi phạm pháp này có được. Do nếu như hành vi vi phạm này do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp đôi so với mức phạt tiền quy định là 80 triệu đồng đối với cá nhân.

4. Phải đòi nợ như thế nào khi dịch vụ đòi nợ thuê bị cấm

Thực tế cho thấy có rất nhiều hình thức vay mượn tiền tài sản khác nhau nhưng chung quy thì lại cho thấy về bản chất thì cho vay mượn tiền tài sản sẽ thông qua hợp đồng cho vay tài sản (thông qua văn bản, lời nói). Căn cứ theo Điều 463 Bộ luật Dân sự:

“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Vậy có nghĩa là việc bên nợ “phải hoàn trả” cho bên cho vay là nghĩa vụ bắt buộc. Ngoài ra bên vay tài sản phải trả tiền đúng hạn và đủ ngoài ra còn phải trả lãi cho bên cho vay theo Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015. Vậy trong trường hợp nếu như bên vay nợ không trả nợ cho bên cho vay thì chúng ta có thể giải quyết như sau:

- Khởi kiện ra tòa:

Theo Bộ luật Tố Tụng dân sự 2015 có quy định như sau: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Nếu bên cho vay thấy việc quyền và lợi ích của mình đã bị ảnh hưởng bởi bên vay nợ thì có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.

Với biện pháp này người cho vay có thể lưu ý như sau:

Thứ nhất, thời hiệu khởi kiện yêu giải quyết tranh chấp hợp đồng vay là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Thứ hai, thời gian giải quyết tranh chấp có thể kéo dài qua các giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm, lúc này nếu phát hiện “con nợ” có dấu hiệu tẩu tán tài sản, khi khởi kiện tùy tình hình thực tế mà chủ nợ có thể yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc đồng thời các biện pháp sau:

+ Kê biên tài sản đang tranh chấp.

+ Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

+ Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước.

+ Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.

+ Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

- Trong trường hợp nếu như thấy bên vay có hành vi gian dối hoặc có hành vi vay nợ xong bỏ trốn, ...nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng mục đích bất hợp pháp dẫn đến không còn tiền để trả nợ, thì bên cho vay có thể làm đơn tố giác tội phạm gửi lên cho cơ quan điều tra, để điều tra xử lý người vay nợ đồng thời để đòi lại được số tiền đã mất.

Dịch vụ tư vấn thu hồi nợ của Công ty Hoàng Long.

- Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề thu hồi nợ.

- Tư vấn trình tự, thủ tục thực hiện làm đơn tố giác tội phạm.

- Hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin cần thiết để hoàn thiện hồ sơ

- Soạn thảo hồ sơ thủ tục tố giác tội phạm

- Thay mặt khách hàng tiến hành các thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến thủ tục thu hồi nợ.

Trên đây là một số thông tin về làm thế để thu hồi nợ khi dịch vụ thu hồi nợ đã bị cấm. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc về quy định pháp luật, chúng tôi cam kết đồng hành cùng bạn trong quá trình xin cấp giấy phép, giúp bạn tiết kiệm thời gian và giảm thiểu rủi ro pháp lý.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Hoàng Long hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Trần Duy Trung/238; Ngày viết: 10/8/2023)

Để được hỗ trợ chi tiết vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI TÁC TÀI SẢN HOÀNG LONG

Địa chỉ: F1/1Q, Đường số 1, KDC Đồng Danh, Xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

ĐT: 0934.193.113; Email: [email protected]

Website: luatso3.com