Luật sư hướng dẫn khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp

Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp ít nhiều phải thực hiện việc vay nợ của bên tổ chức khác để thực hiện làm tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp khi hoạt động trên thị trường kinh tế. Các doanh nghiệp khi đòi nợ thường chọn con đường thương lượng để giữ mối quan hệ hợp tác. Tuy nhiên, đối với một số doanh nghiệp không có thiện chí trả nợ, thì bên đòi nợ sẽ lựa chọn việc khởi kiện ra Tòa án để được thu hồi khoản nợ. Hiện nay, phương pháp giải quyết thông qua tố tụng tại Tòa. Trong phương pháp này có hai hình thức thu hồi nợ phổ biến bao gồm: Thu hồi nợ bằng “pháp lý” và thu hồi nợ qua “thương lượng”.

1. Thu hồi nợ bằng pháp lý:

Cách thu hồi nợ bằng phương pháp pháp lý bao gồm: Khởi kiện hoặc Tố giác thông qua thủ tục tố tụng tại Tòa án hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng để buộc khách nợ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Ưu điểm:

- Đây là giải pháp được áp dụng hiệu quả, đảm bảo đúng quy định pháp luật, giúp thu hồi được các khoản nợ khó đòi, giải quyết các khoản nợ phức tạp.

-Người phụ trách thu hồi nợ bằng pháp lý thường là các Luật sư hoặc Chuyên viên có đủ kiến thức về pháp lý.

Họ vận dụng kiến thức và kinh nghiệm pháp luật để thực hiện các công việc thu hồi nợ như: xác minh tài sản; xem xét tính pháp lý của hồ sơ;… cũng như có khả năng vận động các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phối hợp trong hoạt động thu hồi nợ.

-Đây là biện pháp sẽ được áp dụng khi nỗ lực thương lượng, thuyết phục không thành, khách nợ cố tình lẩn tránh hoặc có kế hoạch thanh toán nhưng thanh toán chậm và kéo dài. Đối với các trường hợp khách nợ cố tình tẩu tán tài sản thì phương pháp thu hồi nợ bằng pháp lý là phương pháp tối ưu, đem lại nhiều hiệu quả nhất.

-Thu hồi nợ bằng pháp lý còn được dùng để gây áp lực lên khách nợ bằng việc yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng biện pháp hạn chế một số quyền dân sự của khách nợ, tác động đến tâm lý để thu hồi nợ nhanh chóng. (Ví dụ: cấm xuất cảnh đối với khách nợ,…).

Do đó, thu hồi nợ bằng pháp lý là một giải pháp nên được ưu tiên áp dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho doanh nghiệp.

2. Điều kiện được khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp tại Tòa án:

2.1. Về thời hiệu khởi kiện:

Theo quy định tại Điều 319, Luật Thương mại 2005 (sửa đổi năm 2017, 2019) , thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là 02 năm, kể từ ngày thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (trừ trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics).

Tuy nhiên, việc khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp có thể là vụ án dân sự khi nguyên đơn khởi kiện không phải là thương nhân và yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng dân sự. Theo quy định tại Điều 429 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

2.2. Hồ sơ khởi kiện doanh nghiệp:

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020),hồ sơ khởi kiện đòi nợ phải nộp cho Tòa án bao gồm các giấy tờ sau đây:

- Đơn khởi kiện (Theo mẫu số 23-DS – Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP)

- Bản sao Hợp đồng vay tiền, Giấy vay tiền, Hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng dịch vụ…

- Bản sao chứng thực giấy tờ tùy thân: CMND, hộ chiếu, căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…

- Các tài liệu, chứng cứ khác liên quan.

2.3. Khởi kiện doanh nghiệp đúng thẩm quyền Tòa án:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 và khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020), thì:

- Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp Huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nếu đương sự không ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài.

- Nếu đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài thì đương sự phải yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện.

3. Quy trình thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp:

Bước 1: Liên hệ doanh nghiệp vay nợ đề xác minh thông tin lần cuối

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp và chứng cứ cho Tòa án

Bước 3: Tiến hành thủ tục hòa giải, tiếp cận chứng cứ và tranh luận tại Tòa án

Bước 4: Yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành phán quyết của Tòa án để thu hồi nợ.

Lưu ý:

Đơn khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp cần phải được trình bày chi tiết, đầy đủ nội dung tranh chấp:

- Phần thông tin nguyên đơn và bị đơn cần chi tiết và đầy đủ.

- Phần tóm tắt vụ án cần nêu bật căn cứ hình thành khoản nợ cần khởi kiện đòi.

- Phần yêu cầu ghi cụ thể từng khoản tiền đòi, từng nghĩa vụ yêu cầu bị đơn phải thực hiện, từng chế tài khác áp dụng kèm theo. Ví dụ: Tính lãi chậm trả, chịu chi phí thuê phiên dịch, chi phí thuê luật sư,…

Dịch vụ tư vấn các vấn đề pháp luật liên quan tới việc xin cấp phép kinh doanh rượu bán lẻ tại Hoàng Long:

Công ty Hoàng Long xin tư vấn các vấn đề liên quan tới việc khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp như sau:

- Hướng dẫn khách hàng các thủ tục liên quan và cách thức nộp hồ sơ;

- Xem xét và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, công chứng theo yêu cầu.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

- Uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện các công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của Luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Trần Diệp Hà; Ngày viết 19/09/2023)

Để được hỗ trợ chi tiết vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI TÁC TÀI SẢN HOÀNG LONG

Địa chỉ: F1/1Q, Đường số 1, KDC Đồng Danh, Xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

ĐT: 0934.193.113; Email: [email protected]

Website: luatso3.com