Luật sư hướng dẫn “nghệ thuật” đòi nợ
1. Nhắc nợ thường xuyên
Đây là cách đòi nợ hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Bạn có thể nhắc nợ bằng cách gọi điện, nhắn tin, gửi email,.. để yêu cầu khách hàng trả nợ. Tần suất nhắc nợ có thể từ 2 - 3 ngày/lần. Việc nhắc nợ cần thực hiện một cách khéo léo nhưng cần dứt khoát, mạnh mẽ, việc này sẽ tùy thuộc vào tâm lý, hoàn cảnh của từng khách hàng khác nhau.
Nhắc nợ thường xuyên là cần thiết nhưng đừng dồn họ vào “bước đường cùng”, gây tâm lý chây ỳ trả nợ. Việc nhắc nợ với tần suất quá nhiều sẽ khiến đối phương cảm thấy bị khó chịu. Thêm vào đó, lựa chọn thời điểm phù hợp cũng được xem là cách đòi nợ khách hàng hiệu quả. Hãy nhắn tin và gọi điện vào những khoảng thời gian rảnh như lúc nghỉ trưa hay buổi tối trước khi đi ngủ. Khi đó, họ sẽ khó tìm ra được lý do để từ chối cuộc gọi của bạn.
2. Giọng nói mạnh mẽ, dứt khoát khi gọi điện nhắc nợ
Kỹ năng đàm phán là 1 trong những phẩm chất mà người đòi nợ cần có. Đừng nên sử dụng giọng điệu trầm trầm thông thường khi gọi điện nhắc nợ, bạn nên nói với tông giọng mạnh mẽ, tốc độ nói vừa phải, rõ ràng, dứt khoát để có sức ảnh hưởng tới người nghe.
Bạn có thể ghi âm giọng nói của mình trước khi gọi điện nhắc nợ và sau đó lắng nghe lại giọng nói của chính mình để có những điều chỉnh lại khi cần thiết. Việc này sẽ giúpnâng cao kỹ năng đàm phán và củng cố sự tự tin của bạn.
3. Tác động và sử dụng các yếu tố có liên quan trực tiếp đến “con nợ”
Người vay tiền của bạn có thể là cá nhân hoặc tổ chức, công ty, doanh nghiệp… và ai cũng vậy, sẽ luôn có những mối quan hệ trong gia đình, xã hội. Vì vậy, trước tiên bạn hãy tác động và nhờ đến những người, những mối quan hệ mà bạn cho rằng có thể có uy tín hoặc ảnh hưởng đến Người vay (gia đình, người thân, bạn bè thân…). Tóm lại là tác động đến những người mà nếu họ nói thì Người vay có thể sẽ nghe hoặc cũng có tác động nhất định đến Người vay.
Nếu như Người vay tiền có một chỗ làm việc ổn định, bạn có thể tác động đến cấp trên của Người vay, chẳng hạn làm Đơn, văn bản thông báo về sự việc đến Công ty, doanh nghiệp mà họ đang làm việc. Nếu như Người vay là Công ty, Doanh nghiệp… bạn có thể tác động, thông báo đến đối tác làm ăn, nhân viên công ty…
Lưu ý: Chỉ áp dụng cách trên khi tất cả các cách tác động tình cảm cá nhân khác đều không có tác dụng và “Con nợ” có tiền nhưng cố tình không trả. Bởi vì cách làm này có thể là “con dao 2 lưỡi” dẫn đến hậu quả là “đòi nợ dây chuyền” nếu như Người vay tiền của bạn cũng vay nhiều người khác nữa. Khi việc đòi nợ dây chuyền xảy ra thì dễ dẫn đến việc “Con nợ” đáng ra có thể xoay xở để trả tiền cho bạn từ từ thì lại bị phá sản, hết tiền thật.
Không nên dồn ép “con nợ” đến đường cùng, mục đích của bạn là lấy lại tiền, vì vậy bạn hãy để cho họ còn cơ hội để trả nợ cho bạn. Nếu như bạn dồn họ đến đường cùng, bạn cũng sẽ có phần chịu thiệt.
Tuyệt đối không được dùng vũ lực, không đe dọa, không động chân tay, không mắng chửi, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm… của Người vay tiền. Nếu bạn dùng các phương pháp này, rất có thể tiền thì chưa lấy được mà “Chủ nợ” thì đã bị khởi tố hình sự.
4. Tố cáo ra Cơ quan Công an
Nếu bạn nhận thấy người vay tiền có dấu hiệu lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc có thể họ đã bỏ trốn thì bạn có thể làm đơn tố cáo ra cơ quan công an.
Một số các yếu tố bạn nên đánh giá trước khi lựa chọn phương án đó là:
- Tính cách, nhân thân của người vay tiền
- Các mối quan hệ xã hội, quan hệ làm ăn, quan hệ gia đình của người vay tiền
- Mức độ coi trọng uy tín và lòng tự trọng của người vay tiền
- Tình trạng thu nhập và tài sản
Sở dĩ phải đánh giá các yếu tố trên bởi vì có trường hợp bạn chỉ cần nhờ sự tác động của gia đình, người thân của “con nợ” là đã có hiệu quả, có trường hợp bạn nộp đơn lên cơ quan, công ty, đơn vị nơi họ công tác là họ đã phải trả tiền cho bạn, có trường hợp bạn phải nộp đơn khởi kiện ra Tòa án thì “con nợ” đã phải trả do sợ ảnh hưởng đến uy tín hoặc đối tác làm ăn khác nhưng cũng có trường hợp bạn làm đủ mọi cách mà “con nợ” vẫn chẳng trả cho bạn đồng nào.
Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất trong quá trình đi đòi nợ mà bạn phải đánh giá đầu tiên, đó là: Xác minh người vay tiền có còn tiền hay tài sản để trả nợ cho bạn hay không! Nói cho cùng thì đã đòi nợ thì phải đòi người có tài sản, còn bạn mà đòi một người chẳng còn gì thì có nhờ ai, áp dụng cách nào đi chăng nữa thì cũng chịu không thể đòi được, vì có còn gì đâu mà đòi.
Nói vậy nhưng bạn cũng cần lưu ý 2 điều sau:
- Con nợ khi đã không muốn trả thì giấu tài sản và tẩu tán tài sản rất giỏi.
- Không có ai lại hết tiền hay không có tài sản gì mãi được, vậy nên kiên trì hay bỏ cuộc là tùy thuộc vào bạn.
Trên đây là các cách thu hồi nợ. Tùy từng đối tượng khách nợ, bạn có thể phân tích tình hình khách hàng và linh hoạt chọn áp dụng cách nào. Có thể tuân theo trình tự các bước vì thu hồi nợ là một nghệ thuật, do vậy bạn cần có nghệ thuật để đòi nợ thành công!
Dịch vụ tư vấn các vấn đề pháp luật liên quan tới việc thu hồi nợ tại Công ty Hoàng Long:
Công ty Hoàng Long xin tư vấn các vấn đề liên quan tới việc thu hồi nợ như sau:
- Hướng dẫn khách hàng các thủ tục liên quan và cách thức tiến hành;
- Xem xét và hướng dẫn khách hàng theo yêu cầu.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Hoàng Long hoạt động với phương châm tận tâm - hiệu quả - uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện các công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của Luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Trần Diệp Hà/231; Ngày viết 09/08/2023)
Để được hỗ trợ chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI TÁC TÀI SẢN HOÀNG LONG
Địa chỉ: F1/1Q, Đường số 1, KDC Đồng Danh, Xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.
ĐT: 0934.193.113; Email: [email protected]
Website: luatso3.com