​Những điều cần biết về tranh chấp hợp đồng tín dụng

Tranh chấp hợp đồng tín dụng là gì?

Tranh chấp tín dụng được hiểu là tranh chấp về các hợp đồng tín dụng. Những vấn đề liên quan đến hợp đồng cho vay như: điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và các nội dung khác. Trên thực tế thường xảy ra các tranh chấp tập trung vào: số nợ gốc, các loại lãi suất, phí và việc xử lý tài sản bảo đảm.

Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng tín dụng

- Giá trị của tranh chấp HĐTD ngân hàng có giá trị lớn hoặc rất lớn.

- Tranh chấp HĐTD ngân hàng được giải quyết dựa trên nguyên tắc tự do thỏa thuận. Trong khuôn khổ pháp luật của các bên tham gia tranh chấp.

- Tranh chấp HĐTD luôn có sự tham gia của một bên là TCTD. Phần lớn các tranh chấp HĐTD thì nguyên đơn là tổ chức tín dụng cho vay, bị đơn là bên đi vay.

- Đa phần các tranh chấp liên quan đến HĐTD ngân hàng chính là các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn, lãi của bên vay cho TCTD, về mức lãi suất vay, về vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong HĐTD.

- Tranh chấp HĐTD ngân hàng thường là tiền đề làm phát sinh và gắn liền với một quan hệ hợp đồng khác: hợp đồng bảo đảm tiền vay thông qua hình thức cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

- Tranh chấp HĐTD phát sinh từ sự xung đột về lợi ích giữa các bên tham gia tranh chấp.

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

- Thỏa thuận giữa các bên:

Tranh chấp Hợp đồng tín dụng cũng như các loại hợp đồng khác, điều mà các bên hướng tới là nhanh chóng “giải quyết” tranh chấp và đạt được kết quả tốt nhất.

Hòa giải, là biện pháp tốt nhất đáp ứng những vấn đề đó, tuy nhiên khi đã có tranh chấp xảy ra thì việc các bên có thể ngồi lại với nhau để tìm tiếng nói chung là điều vô cùng khó khăn.

- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại:

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của luật trọng tài thương mại. Các bên có tranh chấp khi không hòa giải được thì có thể chọn Trọng tài để giải quyết các tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp và được giải quyết theo trình tự thủ tục quy định tại luật trọng tài thương mại 2010. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, bắt buộc thi hành với các bên nên nếu đã hết thời hạn thì hành mà có một trong các bên không thực hiện thì bên còn lại có quyền nộp đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài.

- Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án:

Cũng như đố với phương thức được hướng dẫn là giải quyết theo luật trọng tài thương mại bằng cách nhờ trọng tài giải quyết tranh chấp thì giải quyết theo thủ tục tố tụng cũng sẽ được tiến hành sau khi các phương pháp như hòa giải không hiệu quả. Lúc này các bên tranh chấp hợp đồng tín dụng sẽ gửi đơn khởi kiện ra Tòa án để Tòa án xét xử, công bố lợi ích của mình trong bản án có hiệu lực của Tòa. Căn cứ theo điều 30, 35 bộ luật tố tụng dân sự, tranh chấp hợp đồng tín dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, bên có quyền lợi bị ảnh hưởng có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là pháp nhân.

Khi chọn giải quyết tranh chấp tại Tòa án, các bên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về hình thức, về thẩm quyền của Tòa án, thủ tục, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Tại sao cần luật sự tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng.

Khi có tranh chấp về hợp đồng tín dụng xảy ra, các bên cần có luật sư để tư vấn cho mình những quy định của pháp luật liên quan đến nội dùn tranh chấp, từ đó có những phương hướng để giải quyết tranh chấp.

Dưới đây là những lợi ích mà luật sư có thể cung chấp khi giải quyết tranh chấp hợp đồng:

- Tư vấn các quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng;

- Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp;

- Tư vấn, chuẩn bị liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng;

- Tổ chức thương lượng, hòa giải các bên tranh chấp hợp đồng, đại diện thương lượng hòa giải cho khách hàng;

- Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;

- Luật sư đại diện theo ủy quyền gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan Trọng tài, Tòa án, cơ quan thi hành án để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Hoàng Long hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Mai Tiến Đạt; Ngày viết: 09/10/2022)

Để được hỗ trợ chi tiết vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI TÁC TÀI SẢN HOÀNG LONG

Địa chỉ: F1/1Q, Đường số 1, KDC Đồng Danh, Xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

ĐT: 0934.193.113; Email: [email protected]

Website: luatso3.com