Sự cần thiết của hợp đồng trong giao dịch dân sự
Hợp đồng là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên với nhau để xác định các điều kiện và quyền lợi của mỗi bên trong giao dịch. Hợp đồng có thể được viết hoặc không viết và có thể bao gồm nhiều loại thông tin, giá cả, thời hạn, điều kiện thanh toán, phạt phí và nhiều điều kiện khác. Vậy trong giao dịch dân sự thì hợp đồng có cần thiết hay không? Có mấy loại hình thức hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật? Hãy cùng công ty Hoàng Long tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Hợp đồng dân sự là gì?
Hợp đồng dân sự là một khái niệm có nguồn gốc lâu đời và thông dụng nhất, là một trong những chế định quan trọng của pháp luật Dân sự. Có rất nhiều cách định nghĩa “Hợp đồng dân sự”, chẳng hạn:
- Theo phương diện chủ quan: Hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự, trong đó các bên có sự thỏa thuận thống nhất ý chí với nhau nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự cho nhau.
- Theo phương diện khách quan: Hợp đồng dân sự là một loại quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh và thể hiện dưới một hình thức nhất định.
Dưới góc độ pháp luật thực định, khái niệm hợp đồng dân sự tại Việt Nam được quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
2. Đặc điểm hợp đồng dân sự
Từ quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015,hợp đồng dân sự bao gồm những đặc điểm sau:
Thứ nhất, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, nhưng sự thỏa thuận thống nhất ý chí và ý chí đó phải phù hợp với ý chí của nhà nước.
Sự thỏa thuận giữa hai bên trở lên mới có thể hình thành hợp đồng dân sự, nếu chỉ là ý chí của một bên thì đó hành vi pháp lý đơn phương. Tuy nhiên, một thỏa thuận không dựa trên sự tự nguyện của các bên, tức là không có sự thống nhất ý chí thì hợp đồng dân sự đó bị tuyên vô hiệu khi có yêu cầu. Nguyên tắc của pháp luật dân sự là bình đẳng, dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện thiện chí của các bên nên nếu không có sự thống nhất ý chí thì không được coi là hợp đồng dân sự.Chỉ khi thống nhất ý chí thì quyền và nghĩa vụ dân sự mới phát sinh. Đồng thời, sự thỏa thuận thống nhất ý chí còn phải phù hợp với ý chí của Nhà nước để Nhà nước kiểm soát và cho phép Hợp đồng dân sự phát sinh trên thực tế.
Thứ hai, hợp đồng dân sự là một sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp lý: Xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể. Sự kiện pháp lý là sự biến hoặc hành vi mà pháp luật quy định khi xuất hiện thì sẽ xác lập, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật. Hợp đồng dân sự là một sự kiện pháp lý, theo đó các bên khi có nhu cầu tham gia giao lưu dân sự nhằm thỏa mãn mục đích của mình sẽ tiến hành thực hiện.
Thứ ba, nội dung của hợp đồng dân sự là quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể quy định cho nhau.
Thứ tư, mục đích của hợp đồng dân sự là lợi ích hợp pháp, không trái đạo đức xã hội mà các bên cùng hướng tới: Chỉ khi mục đích của hợp đồng dân sự được chứng minh hoặc được thừa nhận là hợp pháp, không trái đạo đức xã hội thì hợp đồng dân sự mới phát sinh hiệu lực, qua đó quyền và nghĩa vụ của các bên mới có thể thực hiện được trên thực tế.
3. Các hình thức của hợp đồng dân sự theo quy định pháp luật
Hình thức của hợp đồng dân sự rất đa dạng. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời mói, bằng văn bản hoặc bằng hỏi cụ thể, khi Pháp luật không quy định loại Hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định (Điều 401 BLDS).
Hình thức giao kết miệng ( bằng lời nói): Hình thức này thường được áp dụng với các trường hợp thỏa thuận thực hiện một công việc với giá trị của hợp đồng không lớn hoặc khi các bên hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau, hoặc là các đối tác tin cậy lâu năm hoặc là những hợp đồng sau khi giao kết, thực hiện sẽ chấm dứt (mua bán ngoài chợ, cho bạn thân vay tiền).
Hình thức giao kết bằng hành vi cụ thể: Trường hợp bên mua và bên bán thỏa thuận nhau nếu bên bán gửi thư báo giá, mà bên kia không trả lời tức là đã chấp nhận mua hàng theo giá được chào.
Hình thức giao kết bằng văn bản ( viết): Các bên giao kết hợp đồng thống nhất về quyền và nghĩa vụ hợp đồng bằng văn bản. Các bên thỏa thuận với nhau về những nội dung chính mà đã cam kết và người đại diện của các bên phải ký hợp đồng
4. Sự cần thiết của hợp đồng trong giao dịch dân sự
Hợp đồng dân sự có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế thi trường ở nước ta hiện nay:
- Tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia hợp đồng. Khi các bên tham gia hợp đồng thì có quyền tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng nhưng tự do phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Việc quy định về các điều kiện để chủ thể giao kết hợp đồng và các biện pháp chế tài nếu các bên không tuân thủ các điều kiện an toàn cho các chủ thể tham gia hợp đồng dân sự.
- Đảm bảo cho việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những cam kết của các chủ thể tham gia hợp đồng là căn cứ quan trọng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra xem các chủ thể đó có thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật hay không. Đồng thời áp dụng các biện pháp chế tài cho các bên vi phạm khi cần thiết.
- Là cơ sở để giải quyết các tranh chấp xảy ra. Khi có tranh chấp thì chính những thỏa thuận của các bên sẽ là chứng cứ quan tọng để xác định trách nhiệm của mỗi người.
- Đảm bảo sự ổn định các quan hệ sở hữu tài sản. Khi một hoặc các bên vi phạm thì hợp đồng dân sự vô hiệu, bên vi phạm phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi cho chính họ, ví dụ: bị phạt cọc... Việc quy định này có ý nghĩa khắc phục những thiệt hại cho bên vi phạm, đồng thời còn tạo nên sự công bằng xã hội, tạo sự ổn định trong giao lưu tài sản, góp phần ổn định trong quan hệ sở hữu tài sản.
Trong giao dịch dân sự, hợp đồng rất là cần thiết, bởi vì nó giúp xác định các điều kiện và quyền lợi của các bên trong giao dịch. Nếu không có hợp đồng, các bên có thể không hiểu rõ các điều kiện của giao dịch và điều này có thể dẫn đến tranh chấp mẫu thuẫn giữa các bên. Do đó, việc có một hợp đồng rõ ràng và chi tiết là rất quan trọng trong giao dịch dân sự
Dịch vụ tư vấn các vấn đề pháp luật liên quan đến hợp đồng trong giao dịch dân sự tại công ty Hoàng Long như sau:
- Tư vấn các điều khoản và điều kiện của hợp đồng dân sự
- Đưa ra giải pháp tối ưu để bảo vệ quyền lợi của khách hảng trong quá trình thực hiện hợp đồng
- Hướng dẫn, hỗ trợ soạn thảo hợp đồng trong giao dịch dân sự
- Điều chỉnh và thương lượng lại các điều khoản hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng
- Đại diện khách hàng trong các cuộc đàm phán hoặc tranh chấp liên quan đến hợp đồngdân sự
- Giải đáp các thắc mắc của khách hàng liên quan đến hợp đồng dân sự
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Hoàng Long hoạt động theo phương châm tận tâm- hiệu quả- uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận; tuân thủ đúng quy định của pháp luật; đúng với quy tắc đạo đức nghề luật.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên đầu; nỗ lực hết mình để mang đến cho khách chất lượng dịch vụ tốt nhất
- Bảo mật thông tin khách hàng cung cấp; các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của khách hàng
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Thị Mỹ/236; Ngày viết: 20/06/2023)
Để được hỗ trợ chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI TÁC TÀI SẢN HOÀNG LONG
Địa chỉ: F1/1Q, Đường số 1, KDC Đồng Danh, Xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.
ĐT: 0934.193.113; Email: [email protected]
Website: luatso3.com