​Tổng hợp 38 giải đáp của TAND tối cao trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (1999 – 2021)

Tổng hợp 38 giải đáp của TAND tối cao trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (1999 – 2021)

Hiện nay các vấn đề xung quanh lĩnh vực hôn nhân và gia đình ngày càng phức tạp hơn đòi hỏi phải có sự nghiên cứu từ các tài liệu tổng hợp. Sau đây là tài liệu “Tổng hợp 34 giải đáp của TAND tối cao trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (từ năm 1999 đến hết năm 2020)” hữu ích mà bạn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, học tập.

Các giải đáp của Tòa án nhân dân tối cao trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình bao gồm:

Vướng mắc 1. Trong vụ án xác nhận cha, mẹ cho con, Tòa án đã ra Quyết định trưng cầu giám định nhưng bị đơn không hợp tác dẫn đến không thực hiện được việc giám định ADN. Vậy, trường hợp này thì Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án hay tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung?

Vướng mắc 2. Sau khi ly hôn, cha, mẹ sống tại nước ngoài. Nay, họ có đơn khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, con chung đang sinh sống tại Việt Nam thì có thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam hay không?

Vướng mắc 3. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH thì tranh chấp xác định cha, mẹ cho con là tranh chấp về hôn nhân và gia đình, vậy khi giải quyết thì nguyên đơn hay bị đơn phải chịu án phí?

Vướng mắc 4. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành, theo quy định khoản 5 Điều 397 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, xóa sổ thụ lý giải quyết việc dân sự và thụ lý vụ án ly hôn, chia tài sản chung vợ chồng thì tiền tạm ứng án phí và lệ phí giải quyết việc dân sự đã nộp được giải quyết như thế nào?

Vướng mắc 5. Trường hợp vụ án tranh chấp chia tài sản là bất động sản sau khi ly hôn mà nơi cư trú của bị đơn và nơi có bất động sản tranh chấp khác nhau thì Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết?

Vướng mắc 6. Trường hợp con riêng và bố dượng, mẹ kế không sống chung, nhưng vẫn đi lại thăm nom và chi trả tiền để người khác nuôi dưỡng, chăm sóc người kia (ví dụ: trả chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc cho trại trẻ mồ côi, trại dưỡng lão) thì có được coi là có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con để được hưởng thừa kế di sản của nhau theo quy định tại Điều 654 của Bộ luật Dân sự hay không?

Vướng mắc 7. Trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn, sau khi hòa giải vợ chồng thống nhất đoàn tụ nhưng không rút đơn khởi kiện thì Tòa án ra quyết định hòa giải thành hay ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án?

Vướng mắc 8. Trong vụ án ly hôn, vợ, chồng có con từ đủ 07 tuổi trở lên nhưng không biết địa chỉ cư trú của con ở đâu nên Tòa án không lấy được lời khai của con. Trường hợp vợ, chồng đều muốn nuôi con thì phải giải quyết như thế nào? Tòa án có quyền giao con cho một bên đương sự nuôi mà không cần hỏi ý kiến của con được không?

Vướng mắc 9. Vụ án ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn mà nguyên đơn và bị đơn đều cư trú ở hai nơi khác nhau, tài sản là bất động sản lại ở nơi khác thì Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết?

Vướng mắc 10. Trường hợp xin ly hôn với người mất tích, Tòa án đã ra thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú đối với người vợ/chồng thì bao lâu sau khi có thông báo tìm kiếm người vắng mặt nơi cư trú đối với người vợ/chồng thì Tòa án có thể giải quyết yêu cầu ly hôn của người chồng/vợ?

Và cùng nhiều nội dung giải đáp khác.

Quý bạn đọc xem và tải tài liệu đầy đủ tại: TỔNG HỢP 34 GIẢI ĐÁP CỦA TAND TỐI CAO TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (TỪ NĂM 1999 ĐẾN HẾT NĂM 2020)

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Trần Thị Như Quyên/181; Ngày viết: 15/05/2022)


Để được hỗ trợ chi tiết vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI TÁC TÀI SẢN HOÀNG LONG

Địa chỉ: F1/1Q, Đường số 1, KDC Đồng Danh, Xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

ĐT: 0934.193.113; Email: [email protected]

Website: luatso3.com