Tổng hợp hạn chế sai sót trong nghiệp vụ xét xử của Tòa án
Tổng hợp hạn chế sai sót trong nghiệp vụ xét xử của Tòa án
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của Tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và các chỉ tiêu, yêu cầu mà các Nghị quyết của Quốc hội đề ra, hàng năm, Tòa án nhân dân Tối cao có tiến hành hoạt động kiểm tra công tác chuyên môn của các Tòa án các cấp, từ đó tổng kết lại những nội dung trong quá trình xét xử có những vấn đề nghiệp vụ có hạn chế, sai sót để các cán bộ Tòa án rút kinh nghiệm cho quá trình thực hiện nghề nghiệp của mình. Bài viết này sẽ tổng hợp hạn chế sai sót trong nghiệp vụ xét xử của Tòa án để quý độc giả cùng tham khảo.
1. Một số hạn chế, thiếu sót
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của các Tòa án cũng còn một số khuyết điểm, thiếu sót, cụ thể là:
- Tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mặc dù đã có nhiều tiến bộ và năm sau đạt tỷ lệ cao hơn năm trước nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra; tỷ lệ hủy, sửa án hành chính vẫn còn cao.
- Một số Tòa án chưa khắc phục hoàn toàn việc để các vụ việc quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật do nguyên nhân chủ quan của Tòa án. Chưa khắc phục triệt để việc bản án, quyết định tuyên không rõ. Một số Tòa án còn chậm chuyển hồ sơ vụ việc theo yêu cầu của Viện kiểm sát và Tòa án.
- Cơ cấu đội ngũ công chức Tòa án nhân dân các cấp còn thiếu một số chức danh tư pháp; số lượng biên chế hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu so với cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, thẩm quyền của các Tòa án nhân dân. Công tác luân chuyển, điều động cán bộ, Thẩm phán giữa các Tòa án (nhất là điều chuyển về miền núi, vùng sâu, vùng xa) còn gặp khó khăn do không có nhà công vụ và chính sách hỗ trợ cho việc luân chuyển, điều động.
- Vẫn còn một số trường hợp cán bộ, công chức Tòa án vi phạm bị xử lý.
2. Nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót
- Số lượng các loại vụ việc mà các Tòa án phải thụ lý, giải quyết tiếp tục có xu hướng gia tăng với tính chất ngày càng phức tạp, trong khi đó số lượng cán bộ, Thẩm phán của một số Toà án nhân dân cấp cao chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Đây cũng là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân nói chung và các Tòa án nhân dân cấp cao nói riêng đạt tỷ lệ chưa cao so với yêu cầu đặt ra.
- Số lượng Thẩm phán, Thẩm tra viên bố trí cho các Tòa án nhân dân cấp cao còn thiếu so với yêu cầu công việc trong khi đây là đơn vị có thẩm quyền xem xét, giải quyết phần lớn số đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân.
- Tỷ lệ án hành chính bị hủy, sửa còn cao; nguyên nhân là do các tranh chấp phát sinh chủ yếu liên quan đến đất đai và là những vụ kiện khó, phức tạp; một số quy định của pháp luật còn mâu thuẫn hoặc chưa được hướng dẫn nên còn có quan điểm, nhận thức và áp dụng khác nhau giữa các Thẩm phán, giữa các cấp Tòa án, đặc biệt là các quy định của Luật Đất đai về thu hồi, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất; việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật trong một số vụ án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; nhiều vụ phải thu thập, xác minh, bổ sung tài liệu chứng cứ và phải chờ Ủy ban nhân dân cung cấp tài liệu, chờ Tòa án địa phương thực hiện việc ủy thác thu thập, xác minh chứng cứ, chờ kết quả giám định… do đó thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài.
- Một số cơ quan, tổ chức chưa thực sự quan tâm đến công tác phối hợp với Toà án, thậm chí chưa làm hết trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ, giám định, tham gia định giá tài sản, thực hiện uỷ thác tư pháp…
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện, phương tiện làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
- Vẫn còn một số Thẩm phán, công chức Toà án còn chủ quan, chưa thận trọng trong việc nghiên cứu, thu thập, đánh giá chứng cứ; thiếu trách nhiệm, thiếu kinh nghiệm, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng nên có vi phạm và hiệu quả công tác chưa tốt.
Quý bạn đọc xem và tải tài liệu đầy đủ tại: Tổng hợp hạn chế sai sót trong nghiệp vụ xét xử của Tòa án.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Phạm Duy Thắng/193 ; Ngày viết: 12/5/2022)
Để được hỗ trợ chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI TÁC TÀI SẢN HOÀNG LONG
Địa chỉ: F1/1Q, Đường số 1, KDC Đồng Danh, Xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.
ĐT: 0934.193.113; Email: [email protected]
Website: luatso3.com