Tranh chấp lao động là gì? Thủ tục giải quyết theo pháp luật

Tranh chấp trong lao động là vấn đề thường xuyên gặp phải trong nội bộ doanh nghiệp. Vậy tranh chấp lao động là gì? Và các doanh nghiệp cần làm gì để giải quyết tranh chấp lao động? Cùng Hoàng Long giải quyết những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.

Tranh chấp lao động là gì?

Tranh chấp lao động được hiểu là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến các vấn đề về việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, Thoả ước tập thể và quá trình học nghề.

Một vụ việc chỉ được coi là tranh chấp lao động khi các bên đã tự bàn bạc, thương lượng mà không đi đến thỏa thuận chung hoặc một trong hai bên không chấp nhận hình thức thương lượng, thì khi đó cần phải có sự can thiệp của chủ thể thứ ba thông qua thủ tục hòa giải, trọng tài hoặc xét xử.

Các loại tranh chấp lao động

- Tranh chấp lao động cá nhân:

Tranh chấp lao động cá nhân phát sinh giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, với các tổ chức đưa người cung ứng lao động; và giữa người lao động được thuê lại với người sử dụng lao động tiến hành thuê lại.

- Tranh chấp lao động tập thể:

Tranh chấp lao động tập thể phát sinh giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động về quyền hoặc về lợi ích..

giải quyết tranh chấp lao động

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động và các biện pháp giải quyết tranh chấp lao động

1. Hòa giải viên lao động

Các tranh chấp lao động cá nhân đều phải được tiến hành giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi đưa lên Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án yêu cầu giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây có thể không cần thông qua thủ tục hòa giải:

- Tranh chấp về việc xử lý kỷ luật lao động theo các hình thức sa thải trái pháp luật hoặc về các trường hợp người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Tranh chấp về việc bồi thường thiệt hại, trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động;

- Tranh chấp giữa người giúp việc tại gia đình với người sử dụng lao động;

- Tranh chấp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật, và về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- Tranh chấp về vấn đề bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Tranh chấp giữa người lao động được thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

2. Hội đồng trọng tài lao động

Trên cơ sở thống nhất và đồng ý, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp cho mình. Trong trường hợp không bắt buộc phải thông qua thủ tục Hòa giải viên thì các bên vẫn có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp cho mình. Bên cạnh đó, khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu cả Tòa án giải quyết. Trừ trường hợp sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc Ban trọng tài lao động không đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu lên Tòa án để giải quyết. Trường hợp khác nếu một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên cũng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

3. Tòa án nhân dân

- Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp trong trường hợp không bắt buộc phải thông qua Hòa giải viên.

- Một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trình tự tiến hành giải quyết tranh chấp lao động

1. Trình tự tiến hành giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Hội đồng hòa giải lao động tại cơ sở, Hòa giải viên lao động tại cấp huyện tiến hành hòa giải chậm nhất 7 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải. Tại phiên họp hòa giải hai bên đương sự hoặc người đại diện của họ phải có mặt. Hội đồng hòa giải lao động tại cơ sở đề xuất ra phương án hòa giải để các bên xem xét.

- Nếu hai bên chấp thuận kết quả hòa giải thì lập biên bản hòa giải thành. Cả hai bên đều bị ràng buộc bởi các thỏa thuận được thiết lập trong biên bản.

- Nếu việc hòa giải không thành thì lập biên bản hòa giải không thành. Mỗi bên tranh chấp sẽ có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết.

Các bên trong tranh chấp có quyền khởi kiện trực tiếp vụ án lao động ra Toà án nhân dân mà không nhất thiết phải qua Hội đồng hoà giải lao động tại cơ sở hoặc Hòa giải viên lao động cấp huyện đối với:

- Tranh chấp về việc xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động;

- Tranh chấp giữa người giúp việc tại gia đình với người sử dụng lao động;

- Tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với cơ quan Bảo hiểm xã hội, giữa người sử dụng lao động với cơ quan Bảo hiểm xã hội;

- Tranh chấp về vấn đề bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

=> Tham khảo: Phân biệt hợp đồng dân sự với hợp đồng lao động

2. Trình tự giải quyết TCLĐ tập thể

Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc Hòa giải viên lao động cấp huyện tiến hành hòa giải chậm nhất là 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt 2 bên tranh chấp hoặc đại diện được ủy quyền của họ. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét.

- Nếu hai bên chấp thuận hòa giải thì lập biên bản hòa giải thành. Cả hai bên đều bị ràng buộc bởi các thỏa thuận được thiết lập trong biên bản.

- Nếu hòa giải không thành thì Hội đồng lập biên bản hòa giải không thành, biên bản cần ghi đầy đủ ý kiến của 2 bên tranh chấp và của Hội đồng. Mỗi bên hoặc cả hai bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết lại tranh chấp.

Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh có thẩm quyền hòa giải, giải quyết vụ tranh chấp chậm nhất là 10 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu.

Đại diện có thẩm quyền của hai bên tranh chấp phải có mặt tại phiên họp giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp cần thiết, cuộc họp sẽ quy tụ đại diện của Công đoàn cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam và đại diện của các cơ quan nhà nước.

Hội đồng trọng tài lao động tỉnh đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét:

- Nếu hai bên chấp thuận hòa giải thì lập biên bản hòa giải thành. Cả hai bên đều bị ràng buộc bởi các thỏa thuận được thiết lập trong biên bản.

- Nếu hòa giải không thành thì Hội đồng lập biên bản hòa giải không thành, thì Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết vụ tranh chấp bằng quyết định của mình và thông báo ngay cho 2 bên tranh chấp. Nếu cả hai bên không có ý kiến, quyết định sẽ có hiệu lực. Nếu tập thể lao động không đồng ý với quyết định của Ban trọng tài, thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết hoặc đình công; Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu Toà án xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài (yêu cầu này không cản trở quyền đình công của tập thể lao động).

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Hoàng Long hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Bích Thủy/205; Ngày viết: 20/07/2022)


Để được hỗ trợ chi tiết vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI TÁC TÀI SẢN HOÀNG LONG

Địa chỉ: F1/1Q, Đường số 1, KDC Đồng Danh, Xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

ĐT: 0934.193.113; Email: [email protected]

Website: luatso3.com