Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới thửa đất

Đất đai là tài sản có giá trị lớn, vì thế các giao dịch liên quan đến việc chuyển nhượng loại tài sản này cần phải được xem xét, tìm hiểu kĩ lưỡng trước khi thực hiện để tránh được những rủi ro không đáng có cho người mua và người bán. Trong bài viết này, Công ty Hoàng Long sẽ tập trung vào một số rủi ro pháp lý thường gặp trong quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm giúp độc giả có cái nhìn tổng quan về những nguy cơ có thể phát sinh để đưa ra các quyết định cẩn trọng khi tham gia vào các giao dịch liên quan đến đất đai.

1. Thế nào là ranh giới thửa đất

Theo quy định tại khoản 1 Điều 175 Bộ Luật dân sự 2015, ranh giới giữa các thửa đất bên cạnh được xác định bằng thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mà còn được xác định thông qua tập quán địa phương hay quá trình sử dụng đất từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Việc xác định ranh giới thửa đất cũng được thể hiện trong bản đồ địa chính của địa phương, cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường. Đây cũng là cấp hành chính có thẩm quyền xác định ranh giới thửa đất theo bản đồ.

2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp ranh giới thử đất

Căn cứ theo quy định tại Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp ranh giới thửa đất thuộc về những cơ quan sau:

(i) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải tại cơ sở

(ii) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có thẩm quyền đối với trường hợp đương sự không có các giấy tờ liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền đối với tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các trường hợp tranh chấp giữa các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thì thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban cấp huyện.

(iii) Tòa án nhân dân nếu đương sự nộp đơn khởi kiện

2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới thửa đất

Trong trường hợp có tranh chấp về ranh giới, các chủ sử dụng đất có thể hòa giải tự nguyện bằng cách tự thỏa thuận với nhau. Nếu các bên tranh chấp không thể tự hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản để hòa giải theo nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai phải qua hòa giải tại cơ quan hành chính địa phương.

Sau khi nhận được đơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc cấp xã, tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức xã hội khác tổ chức việc hòa giải tranh chấp thửa đất tại địa phương. Việc hòa giải được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Đồng thời, việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã, được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất tranh chấp.

Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Đối với trường hợp hòa giải không thành, đồng thời các bên đều có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tranh chấp sẽ được giải quyết bằng cách đưa ra Tòa án nhân dân theo khoản 1 Điều 203 Luật đất đai 2013.

3. Hồ sơ khởi kiện tranh chấp ranh giới thửa đất

Việc khởi kiện để giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, theo đó:

(i) Nội dung đơn khởi kiện phải có các nội dung chính theo điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

(ii) Các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, trong trường hợp này là các tài liệu sau:

- Các giấy tờ chứng minh về nhân thân (Sổ hộ khẩu, CMND/CCCD)

- Biên bản hòa giải không thành tại Uỷ ban nhân dân cấp xã

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất/ sổ đỏ/ sổ hồng (nếu có)

- Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có)

- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện: Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp,...

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Hoàng Long hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Lê Hồng Anh; Ngày viết: 18/07/2023)

Để được hỗ trợ chi tiết vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI TÁC TÀI SẢN HOÀNG LONG

Địa chỉ: F1/1Q, Đường số 1, KDC Đồng Danh, Xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

ĐT: 0934.193.113; Email: [email protected]

Website: luatso3.com